Wednesday, February 18, 2015

Từ Điển Các Loại Áo Khoác: Jacket, Coat, Blazer, Sweater


Trong bài viết này BTT sẽ giúp bạn định nghĩa các loại áo khoác thông dụng hiện nay. Các loại áo khoác được phân chia theo chất liệu, kiểu dáng và tính năng. Mỗi loại áo khoác sẽ có thêm các bài viết chi tiết hơn để bạn đọc tìm hiểu kĩ hơn.

Áo Khoác Phân Loại Theo Kiểu Dáng


Đây là cách phân loại cơ bản, từ khái niệm này ta mới có thêm phân loại theo tinh năng và chất liệu.

Waistcoat - Độ dài từ eo đến thắt lưng

sử dụng waistcoat trong smart-casual
Sử dụng waistcoat trong smart-casual
Được gọi là vest trong Tiếng Anh của người Mỹ. Là loại áo khoác không có tay áo và được cài nút phần dưới. Waistcoat có thể đi cùng một bộ 3-pieces suit hoặc đi riêng một mình không có áo ngoài.

Waistcoat ban đầu được đi cùng với dress shirtbow tie trong một bộ suit dùng trong trường hợp formal. Tuy nhiên, hiện nay waistcoat đã được làm với nhiều loại kiểu dáng và màu sắc khác nhau và được sử dụng trong smart-casual nữa. Bạn có thể dùng waistcoat với quần tây, quần chino hoặc cả quần jeans.

Ngoài ra, có một lưu ý là khi mặc waistcoat trong formal thì bạn không nên đeo thắt lưng, vì nó làm đùn waistcoat lên và mất sự liền mạch của bộ suit.

Ảnh dưới là một ví dụ sử dụng waistcoat trong smart-casual của Joseph Gordon-Levitt, đi kèm là casual shirt, quần tây và dress shoes.

 

Jacket - Độ dài ngang thắt lưng

Là loại áo khoác với độ dài từ ngang hông đến gần đùi. Jacket thường có tay áo và phía trước mở có nút hoặc dây kéo. Jacket mặc thời trang hoặc có tính năng riêng (jacket nhiều túi cho phóng viên, jacket có cầu vai cho biker, jacket chống nước...).

Jacket rất đa dạng, có thể dùng trong trường hợp formal (suit jacket), smart casual (sport jacket, blazer) đến casual (bomber jacket, denim jacket, leather jacket,...)

Coat - Độ dài qua thắt lưng

Coat là loại áo khoác chuyên để giữ ấm hoặc chống chọi lại thời tiết, có thể dài từ bụng (ngắn nhất), qua đầu gối cho đến cổ chân (dài nhất). Trước đây coat được làm ra để giữ ấm, chống mưa... đến nay coat còn dùng cho mục đích thời trang. Coat có thiết kế tương tự jacket với tay dài, phía trước mở, dùng nút, khóa kéo, miếng dán, chốt hoặc thắt lưng để cố định lại.

Pea Coat - Độ dài từ thắt lưng, ngang đùi, trên đầu gối

Là loại áo khoác chuyên giữ ấm, thông thường có màu xanh navy với chất liệu len dày. Pea coat có độ dài ngang với jacket hoặc dài hơn nhưng ngắn hơn trench coat. Pea coat có lapel lớn, double-breasted, nút lớn bằng kim loại, gỗ, hoặc nhựa và túi trổ dọc.

Ngày nay peacoat được làm từ nhiều chất liệu khác nhau với mục đích thời trang chứ không chỉ giữ ấm nữa. Peacoat thường dùng trong smart-casual hoặc casual.
Ngày nay peacoat được làm từ nhiều chất liệu khác nhau với mục đích thời trang chứ không chỉ giữ ấm nữa. Peacoat thường dùng trong smart-casual hoặc casual.
Beckham - hình mẫu chuẩn mực trong sử dụng peacoat

Trench Coat - Độ dài trên dưới đầu gối

Trech coat là loại áo khoác được làm ra ban đầu với mục đích chống chọi lại những cơn mưa nặng hạt trong Thế Chiến I với chất liệu cotton chống nước, da hoặc poplin. Trech coat có thể dài đến mắt cá chân (loại dài nhất) hoặc ngắn vừa trên đầu gối (loại ngắn nhất).

Trench coat truyền thống là loại 10 nút double-breasted, lapel lớn, túi có nắp hoặc có nút và có thắt lưng ở hông. Ngoài ra, trech coat còn có dây hóa ở cổ tay và dây cài nút trên vai. Trech coat truyền thống có màu khaki trơn.

Ngày nay trech coat được phục vụ cho mục đích thời trang với nhiều chất liệu và màu sắc khác nhau, ngoài ra cũng bị lược bỏ nhiều chi tiết như thắt lưng, nút để phù hợp cho nhiều hoàn cảnh, từ semi-formal, smart casual đến casual.
Trench coat kiểu cổ điển được Beckham dùng trong semi-formal
Trench coat kiểu cổ điển được Beckham dùng trong semi-formal

Overcoat

Overcoat là loại áo khoác được khoác ở bên ngoài nhất với mục đích giữ ấm. Overcoat được làm từ những loại chất liệu dày, giữ ấm tốt như dạ, lông thú... Overcoat có thể mặc bên ngoài các loại coat, jacket khác kể cả trench coat.

Áo Khoác Phân Loại Theo Chất Liệu


Denim Jacket: áo khoác làm bằng vải denim, thường có tay dài, phía trước gài nút, có 2 túi ngực gài nút.
Leather Jacket: áo khoác làm từ da (da thật hoặc da công nghiệp, da PU), leather jacket thông dụng nhất là biker jacket.
Chino Jacket: áo khoác làm từ vải cotton dày giống chất liệu của quần chino. Việt Nam hay gọi là áo khoác kaki.

Sweater

Sweater là tên gọi chung cho các loại áo làm từ len. Sweater hiện nay có thể làm được từ cotton, sợi tổng hợp... và có tên gọi là sweatshirt. Có một số loại sweater sau:
- Cardigan: loại sweater chất liệu mỏng, tay dài, mở phía trước và đóng bằng nút.
- Pull-over: còn gọi là jersey hoặc jumper. Áo pull-over còn có tên gọi là áo tròng cổ, do được may kín và không có nút hoặc dây kéo để mở.
- Hoodie: là loại sweatshirt có thêm nón may kèm. Áo hoodie thường mở phía trước và đóng lại bằng dây kéo, tay áo dài và có thể có thun để bo cổ tay lại cho ấm.

Áo Khoác Phân Loại Theo Tính Năng


- Poncho: loại áo khoác choàng quanh người để giữ ấm hoặc che mưa.
- Gilet: Tiếng Việt gọi là áo ghi lê. Với thiết kế tương tự waistcoat, gilet dùng để giữ ấm phần ngực cho tiếp tân của khách sạn, nhà hàng. Nhà báo, nhiếp ảnh dùng gilet để chứa dụng cụ. Quân nhân dùng gilet để mang công cụ, vũ khí. Người chạy xe đạp dùng để chắn gió.
- Raincoat: làm từ chất liệu chống nước để mặc khi mưa.

Các loại áo khoác khác:

Suit Jacket: phần áo khoác của một bộ suit. Suit jacket luôn phải đi chung với suit pant để tạo thành một bộ suit hoàn chỉnh.
Blazer: một loại jacket được thiết kế từ suit jacket với nhiều thay đổi để phù hợp cho môi trường smart-casual đến casual. Blazer có nút kim loại, chất liệu dày với nhiều màu sắc và kiểu phối.
Sport coat: cũng được thiết kế từ suit jacket nhưng sport coat có độ formal ít hơn suit jacket và nhiều hơn so với blazer.
Parka coat: loại áo khoác có nón dùng để chống gió và cái lạnh. Viền nón của parka thường có lông thú. Áo parka thường làm bằng vật liệu chống nước và có độ dài tương tự trench coat.

0 comments:

Post a Comment