Sunday, February 22, 2015

Phương Pháp Làm Giày: Đặc Điểm và Cách Nhận Biết


Khi chọn mua một đôi giày thì ngoài kiểu dáng, chất liệu thì phương pháp làm giày, đóng đế cũng là một yếu tố quan trong bạn cần xét đến. Chính điều này quyết định chất lượng của đôi giày và bạn mang nó có thoải mái hay không. Bài viết này BTT sẽ cung cấp cho bạn các phương pháp làm giày phổ biến với ưu và nhược điểm, từ đó bạn có thể chọn cho mình một đôi giày phù hợp với nhu cầu.

Trước tiên, để dễ dàng nắm bắt nội dung trong bài này, bạn đọc xem trước bài viết: Từ điển về giày: các bộ phận của một đôi giày

1. Cementing - Phương pháp dán đế


Đặc điểm: phương pháp này sử dụng keo dán để dán lớp outsole lại với phần Upper. Loại keo chuyên dụng với độ bám cao và chống thấm nước thường được sử dụng.
Sơ đồ của phương pháp Dán Đế
Sơ đồ của phương pháp Dán Đế
Ưu điểm: Rẻ, dễ làm, cho ra sản phẩm nhanh. Thích hợp cho những đôi giày giá rẻ hoặc giày thể thao với đế cao su.
Nhược điểm: sau một thời gian sử dụng, nếu hư nhẹ thì lớp keo dính biến chất sẽ làm lớp đệm đế gồ ghề mang không thoải mái, nặng thì keo sẽ bong ra gây hiện tượng sút đế. Với dress shoes, việc bong keo sẽ làm đôi giày mất dáng và khó có thể sửa lại được. Với giày thể thao, có thể khắc phục bằng cách dán lại keo gia cố.

Cách nhận biết: 

- Không có bất kì đường may nào ở insole, outsole và welt.
- Ở đoạn tiếp giáp giữa đế và Upper có thể thấy có vết keo còn sót lại.
- Các loại giày thể thao, giày giá rẻ, giày sneaker làm theo phương pháp này.

2. Blake Stitch - Phương pháp may trong đế


Đặc điểm: đây là phương pháp may giày đang được sử dụng rất phổ biến. Các phần của đôi giày từ upper, insole, midsole, outsole được gắn lại bằng một đường chỉ may duy nhất nằm ở bên trong giày. Đường may này cần phải sử dụng một loại máy khâu chuyên dụng.
Sơ đồ của phương pháp Blake Stitch
Sơ đồ của phương pháp Blake Stitch
Ưu điểm: do sử dụng máy nên thời gian cho ra sản phẩm nhanh. Việc kết nối các phần bằng chỉ giúp đôi giày bền hơn và có thể sửa chữa được.
Nhược điểm: tuy sửa được nhưng do phải dùng máy khâu nên ít hãng giày nhận sửa loại giày này. Giày này cũng dễ thấm nước hơn do không có lớp chống thấm và nước sẽ theo đường chỉ may ở outsole thấm vào trong giày, làm giày bị ẩm và dễ hỏng hơn.
Một đôi double-monkstrap may theo phương pháp blake stitch
Một đôi double monk-strap may theo phương pháp blake stitch

Cách nhận biết

- Đường chỉ ở bên trong giày, dưới lớp lót (socklining).
- Đường chỉ bên ngoài outsole.
- Vết hằn của máy khâu ở dưới đế giày.
- Đường chỉ nằm trong rãnh dưới đế giày để tránh mòn chỉ.
- Đường chỉ nằm xa phần rìa hơn so với phương pháp Blake/Rapid và Goodyear.
- Không có đường chỉ trên welt.
- Các loại giày thời trang, giày của các hãng như Zara làm theo phương pháp này.
Vết hằn của máy khâu ở dưới đế giày của phương pháp Blake Stitch
Vết hằn của máy khâu ở dưới đế giày của phương pháp Blake Stitch
Một đôi giày Zara may theo phương pháp Blake Stitch
Một đôi giày Zara may theo phương pháp Blake Stitch

3. Blake / Rapid - Phương Pháp May Kết Hợp


Đây là phương pháp cải tiến từ Blake Stitch và học theo phương pháp Goodyear, ngoài đường Blake còn kết hợp thêm đường Rapid Stitch để tăng độ bền.
Phương pháp may giày kết hợp Blake/Rapid Stitch
Phương pháp may giày kết hợp Blake/Rapid Stitch
Đặc điểm: một đường Blake Stitch nằm bên trong giày nhưng chỉ may đến phần midsole (không may đến outsole như phương pháp 2). Một đường Rapid Stitch may ở ngoài welt kết nối phần midsole và outsole lại với nhau.
Ưu điểm: giày sẽ bền hơn do đường may chính chỉ may đến midsole nên không bị thấm nước.
Nhược điểm: giày may phương pháp này sẽ khó sửa chữa hơn, đế giày thiếu linh hoạt.
Mũi giày của một đôi may theo phương pháp Blake-Rapid
Mũi giày của một đôi may theo phương pháp Blake-Rapid

Cách nhận biết

- Đường may phía trong insole.
- Đường may từ phía trên welt đến dưới outsole.
- Đường chỉ may ở outsole nằm ở ngay sát rìa do được may ở phần welt.
- Các hãng giày trung cấp, dress shoes, giày ASOS làm theo phương pháp này.
Giày ASOS đóng theo phương pháp Blake/Rapid
Giày ASOS đóng theo phương pháp Blake/Rapid

4. Goodyear Welted - Phương Pháp May Cổ Truyền


Goodyear là phương pháp phát triển từ phương pháp thủ công (hand-welt) cổ truyền nhất và lâu đời nhất. Tuy sử dụng máy móc nhưng Goodyear vẫn là phương pháp kì công, tốn kém và phức tạp chỉ sau hand-welt.
Quy trình may một đôi giày theo phương pháp Goodyear
Quy trình may một đôi giày theo phương pháp Goodyear
Đặc điểm: là nguồn gốc của phương pháp Blake/Rapid, Goodyear cũng có 1 đường rapid stitch ở phần welt. Phần quan trọng nhất là đường may Welt stitch may xiên từ phần đệm, xuyên qua insole, upper, welt và kết thúc ở midsole.
Ưu điểm: giày may theo phương pháp goodyear rất bền và đẹp. Có thể thay đế và sửa chữa nhiều lần.
Nhược điểm: giá thành đắt do cách làm phức tạp. Giá thành lúc sửa chữa cũng không rẻ. Giày may kiểu Goodyear cũng khó phân biệt so với Blake/Rapid.

Cách nhận biết

- Không có đường may phía trong insole như Blake/Rapid
- Có đường may ở ngoài rìa và bên dưới outsole.
- Một đôi giày may theo phương pháp goodyear thường nặng hơn so với Blake/Rapid.
- Các loại giày cao cấp, dress shoes của các hãng chuyên về giày làm theo phương pháp này.

5. Hand-Welted - Phương Pháp Giày May Thủ Công



Đây là phương pháp may giày cổ điển và lâu đời nhất. Với cách may giống với Goodyear nhưng khác ở chỗ hand-welted làm hoàn toàn bằng tay với mũi kim cong. Vì vậy phương pháp này đòi hỏi phải có thợ lành nghề với kĩ thuật cao. Giá thành một đôi giày hand-welted rất cao và có ít chỗ để mua loại giày này.
May giày theo phương pháp thủ công Hand-Welted
May giày theo phương pháp thủ công Hand-Welted






Các Bộ Phận Của Một Đôi Giày: Cấu Tạo và Tên Gọi


Khi đọc các bài viết chuyên sâu về giày, bạn sẽ gặp nhiều thuật ngữ Tiếng Anh chuyên biệt dành cho giày có thể gây khó hiểu. Bài viết này xin cung cấp cho bạn những thuật ngữ chỉ từng bộ phận của một đôi giày, đặc biệt là một đôi dress shoes.

Một đôi giày gồm có nhiều bộ phận làm từ những chất liệu khác nhau, ghép (may) các phần ấy lại ta được một đôi giày hoàn chỉnh. Về vấn đề kỹ thuật làm giày, BTT sẽ cập nhật bài viết đó ngay sau bài viết này, xin bạn đọc hãy đón xem. Xem thêm: Phương Pháp Làm Giày: Đặc Điểm và Cách Nhận Biết.

Trong dòng dress shoes có 2 phiên bản phổ biến nhất là derby và oxford, những loại khác tựu trung lại cũng chỉ lược bỏ hoặc thay đổi vài chi tiết nhỏ. Vì vậy bài viết này BTT sẽ tập trung vào 2 loại dress shoes này và cách phân biệt nó.
Hiện tại bạn không cần phải chi quá nhiều tiền để có một đôi giày chất lượng và chính hãng. Bạn có thể tìm Pradivy Store của BTT để mua một đôi giày với giá phải chăng, chỉ từ 1.200.000đ.

Cấu tạo của một đôi giày nói chung

Một đôi giày nói chung được chia làm 2 phần, phần UPPER (trên) gồm các phần như da, lớp lót, dây và phần BOTTOM (dưới) gồm các lớp đế, gót giày và the welt (phần đường viền đế).

Thuật ngữ chung về giày

Last: khuôn giày. Last có hình dạng theo dáng của bàn chân người, được thợ đóng giày sử dụng để chế tạo hoặc sửa chữa giày. Last có thể làm từ gỗ, kim loại hoặc nhựa cứng. Một đôi giày có đẹp và mang thoải mái hay không là nhờ phần last. Đây là phần quan trong nhất trong việc chế tác đôi giày.
Khuôn giày bằng gỗ
Khuôn giày bằng gỗ
Shoes tree: một dụng cụ có hình dáng tương tự bàn chân dùng để đặt vào trong đôi giày nhằm giữ dáng, chống nếp nhăn, tăng tuổi thọ đôi giày.
Một shoes tree cao cấp làm bằng gỗ
Một shoes tree cao cấp làm bằng gỗ

Cấu tạo giày: Phần UPPER

Cấu tạo một đôi giày và tên gọi của các thành phần
Cấu tạo một đôi giày và tên gọi của các thành phần (click để xem ảnh lớn)
Eyelet: lỗ xỏ giày. Eyelet là một lỗ được đục xuyên qua lớp chất liệu làm giày và có bọc 2 mảnh vật liệu bằng kim loại, nhựa hay cao su 2 đầu. 2 mảnh vật liệu này có tác dụng giữ cố định lỗ xỏ và ngăn không cho lỗ bị rách ra. Một số loại giày dùng da dày như Desert boot không có 2 mảnh cố định này. Eyelet cũng có thể biến thể thành loại móc dây với những loại giày cổ cao và cần cố định giày vào cổ chân.
Giày leo núi với 2 loại eyelet khác nhau (xỏ và móc)
Giày leo núi với 2 loại eyelet khác nhau (xỏ và móc)
Foxing: miếng đắp lên giày có tác dụng trang trí hoặc gia cố cho giày (với giày thể thao).
Lace: dây giày. Được làm từ vải, thun hoặc bằng da.
Lacing: mui giày, chỉ cấu tạo và cách bố trí của phần dây giày. Là cách bạn xỏ và thắt dây giày qua các eyelet để giữ 2 phần bên giày lại với nhau.
Lining: lớp lót bên trong giày. Một số loại giày như desert boot không có lining. Lớp lót có thể làm bằng da hoặc bằng vải.
Tip: phần trang trí ở mũi giày, thuật ngữ thường sử dụng với dress shoes cho nam.
Topline: phần cao nhất của cổ giày.
Toe: mũi giày.
Tongue: lưỡi gà, là lớp chất liệu đệm giữa phần mui giày và mu bàn chân. Tongue có tác dụng che chắn phần bị hở của lacing và tránh sự ma sát giữa chân với dây giày.
Throat: họng giày, chỉ có ở giày Oxford. Là điểm tiếp giáp giữa LacingVamp.
Socklining (sock liner): miếng lót giày. Socklinning dùng để làm lớp đệm tăng độ êm ái khi mang, khử mùi chân hoặc hút mồ hôi để tăng độ bền cho đế giày. Socklinning có thể thay thế dễ dàng.
Stitching: đường khâu, đường chỉ may. Loại giày chelsea boot và whole-cut cao cấp được làm từ nguyên miếng da nên không có stitching.
Quarter: phần thân sau của giày.
Vamp: thân giày trước của giày. Tính từ phía sau mũi giày, đến xung quanh eyelet, tongue cho đến gần phần quarter.
Welt (Welting): đường viền. Là một mảnh da hoặc vật liệu tổng hợp nằm ở chỗ hở giữa phần upper và sole, nằm bằng phẳng trên rìa của sole. Không phải giày nào cũng có phần welt. Chi tiết về phần này sẽ được đề cập đến ở bài Kỹ thuật may giày.

Cấu tạo giày: Phần BOTTOM

Sole: đế giày. Nguồn gốc từ từ "solea" trong tiếng Latin nghĩa là "đất và mặt đất". Sole nằm ở dưới cùng đôi giày, tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Đế giày ngày nay được làm từ nhiều loại vật liệu như da, cao su, PVC... Đế giày có thể đơn giản với chỉ một lớp, một mảnh vật liệu duy nhất, hoặc phức tạp với nhiều lớp, chia ra thành insole, midsole và outsole.
Cấu tạo 3 lớp đế của giày
Cấu tạo 3 lớp đế của giày
Insole: đế trong. Insole nằm ở phía trong của đôi giày, nằm ngay dưới bàn chân cách một lớp lót giày (socklining). Insole có tác dụng điều chỉnh hình dáng đôi giày, tăng sự thoải mái (dùng vật liệu êm, vật liệu khử mùi, khử độ ẩm).
Midsole: đế giữa. Lớp nằm giữa insole và outsole. Nhiệm vụ chính là để hấp thu chất động trong những dòng giày thể thao, giày chạy...
Outsole: đế ngoài. Lớp vật liệu tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Outsole có thể là một mảnh duy nhất hoặc được ghép lại từ nhiều mảnh chất liệu khác nhau. Một số loại giày có kết hợp thêm mảnh cao su ở đế để tăng ma sát và độ bền. Các loại giày chuyên dụng như giày bóng rổ, giày đanh golf, giày đá bóng có nhiều chỉnh sửa ở đế giày để phù hợp môi trường sử dụng.
Heel: gót giày. Ở phần rìa sau cùng của đế ngoài. Tác dụng hỗ trợ cho gót chân, thường được làm từ vật liệu giống với đế giày. 

Giày Oxford và Derby

Phân biệt

Điểm dễ phân biệt nhất khi nhìn vào đó là một đôi Oxford thì closed lacing (dây buộc đóng) còn giày Derby thì open lacing (dây buộc hở).

Cấu tạo giày Oxford

Thành phần và cấu tạo một đôi giày Oxford
Thành phần và cấu tạo một đôi giày Oxford

Cấu tạo giày Derby

Thành phần và cấu tạo một đôi giày Derby
Thành phần và cấu tạo một đôi giày Derby

Wednesday, February 18, 2015

Từ Điển Các Loại Áo Khoác: Jacket, Coat, Blazer, Sweater


Trong bài viết này BTT sẽ giúp bạn định nghĩa các loại áo khoác thông dụng hiện nay. Các loại áo khoác được phân chia theo chất liệu, kiểu dáng và tính năng. Mỗi loại áo khoác sẽ có thêm các bài viết chi tiết hơn để bạn đọc tìm hiểu kĩ hơn.

Áo Khoác Phân Loại Theo Kiểu Dáng


Đây là cách phân loại cơ bản, từ khái niệm này ta mới có thêm phân loại theo tinh năng và chất liệu.

Waistcoat - Độ dài từ eo đến thắt lưng

sử dụng waistcoat trong smart-casual
Sử dụng waistcoat trong smart-casual
Được gọi là vest trong Tiếng Anh của người Mỹ. Là loại áo khoác không có tay áo và được cài nút phần dưới. Waistcoat có thể đi cùng một bộ 3-pieces suit hoặc đi riêng một mình không có áo ngoài.

Waistcoat ban đầu được đi cùng với dress shirtbow tie trong một bộ suit dùng trong trường hợp formal. Tuy nhiên, hiện nay waistcoat đã được làm với nhiều loại kiểu dáng và màu sắc khác nhau và được sử dụng trong smart-casual nữa. Bạn có thể dùng waistcoat với quần tây, quần chino hoặc cả quần jeans.

Ngoài ra, có một lưu ý là khi mặc waistcoat trong formal thì bạn không nên đeo thắt lưng, vì nó làm đùn waistcoat lên và mất sự liền mạch của bộ suit.

Ảnh dưới là một ví dụ sử dụng waistcoat trong smart-casual của Joseph Gordon-Levitt, đi kèm là casual shirt, quần tây và dress shoes.

 

Jacket - Độ dài ngang thắt lưng

Là loại áo khoác với độ dài từ ngang hông đến gần đùi. Jacket thường có tay áo và phía trước mở có nút hoặc dây kéo. Jacket mặc thời trang hoặc có tính năng riêng (jacket nhiều túi cho phóng viên, jacket có cầu vai cho biker, jacket chống nước...).

Jacket rất đa dạng, có thể dùng trong trường hợp formal (suit jacket), smart casual (sport jacket, blazer) đến casual (bomber jacket, denim jacket, leather jacket,...)

Coat - Độ dài qua thắt lưng

Coat là loại áo khoác chuyên để giữ ấm hoặc chống chọi lại thời tiết, có thể dài từ bụng (ngắn nhất), qua đầu gối cho đến cổ chân (dài nhất). Trước đây coat được làm ra để giữ ấm, chống mưa... đến nay coat còn dùng cho mục đích thời trang. Coat có thiết kế tương tự jacket với tay dài, phía trước mở, dùng nút, khóa kéo, miếng dán, chốt hoặc thắt lưng để cố định lại.

Pea Coat - Độ dài từ thắt lưng, ngang đùi, trên đầu gối

Là loại áo khoác chuyên giữ ấm, thông thường có màu xanh navy với chất liệu len dày. Pea coat có độ dài ngang với jacket hoặc dài hơn nhưng ngắn hơn trench coat. Pea coat có lapel lớn, double-breasted, nút lớn bằng kim loại, gỗ, hoặc nhựa và túi trổ dọc.

Ngày nay peacoat được làm từ nhiều chất liệu khác nhau với mục đích thời trang chứ không chỉ giữ ấm nữa. Peacoat thường dùng trong smart-casual hoặc casual.
Ngày nay peacoat được làm từ nhiều chất liệu khác nhau với mục đích thời trang chứ không chỉ giữ ấm nữa. Peacoat thường dùng trong smart-casual hoặc casual.
Beckham - hình mẫu chuẩn mực trong sử dụng peacoat

Trench Coat - Độ dài trên dưới đầu gối

Trech coat là loại áo khoác được làm ra ban đầu với mục đích chống chọi lại những cơn mưa nặng hạt trong Thế Chiến I với chất liệu cotton chống nước, da hoặc poplin. Trech coat có thể dài đến mắt cá chân (loại dài nhất) hoặc ngắn vừa trên đầu gối (loại ngắn nhất).

Trench coat truyền thống là loại 10 nút double-breasted, lapel lớn, túi có nắp hoặc có nút và có thắt lưng ở hông. Ngoài ra, trech coat còn có dây hóa ở cổ tay và dây cài nút trên vai. Trech coat truyền thống có màu khaki trơn.

Ngày nay trech coat được phục vụ cho mục đích thời trang với nhiều chất liệu và màu sắc khác nhau, ngoài ra cũng bị lược bỏ nhiều chi tiết như thắt lưng, nút để phù hợp cho nhiều hoàn cảnh, từ semi-formal, smart casual đến casual.
Trench coat kiểu cổ điển được Beckham dùng trong semi-formal
Trench coat kiểu cổ điển được Beckham dùng trong semi-formal

Overcoat

Overcoat là loại áo khoác được khoác ở bên ngoài nhất với mục đích giữ ấm. Overcoat được làm từ những loại chất liệu dày, giữ ấm tốt như dạ, lông thú... Overcoat có thể mặc bên ngoài các loại coat, jacket khác kể cả trench coat.

Áo Khoác Phân Loại Theo Chất Liệu


Denim Jacket: áo khoác làm bằng vải denim, thường có tay dài, phía trước gài nút, có 2 túi ngực gài nút.
Leather Jacket: áo khoác làm từ da (da thật hoặc da công nghiệp, da PU), leather jacket thông dụng nhất là biker jacket.
Chino Jacket: áo khoác làm từ vải cotton dày giống chất liệu của quần chino. Việt Nam hay gọi là áo khoác kaki.

Sweater

Sweater là tên gọi chung cho các loại áo làm từ len. Sweater hiện nay có thể làm được từ cotton, sợi tổng hợp... và có tên gọi là sweatshirt. Có một số loại sweater sau:
- Cardigan: loại sweater chất liệu mỏng, tay dài, mở phía trước và đóng bằng nút.
- Pull-over: còn gọi là jersey hoặc jumper. Áo pull-over còn có tên gọi là áo tròng cổ, do được may kín và không có nút hoặc dây kéo để mở.
- Hoodie: là loại sweatshirt có thêm nón may kèm. Áo hoodie thường mở phía trước và đóng lại bằng dây kéo, tay áo dài và có thể có thun để bo cổ tay lại cho ấm.

Áo Khoác Phân Loại Theo Tính Năng


- Poncho: loại áo khoác choàng quanh người để giữ ấm hoặc che mưa.
- Gilet: Tiếng Việt gọi là áo ghi lê. Với thiết kế tương tự waistcoat, gilet dùng để giữ ấm phần ngực cho tiếp tân của khách sạn, nhà hàng. Nhà báo, nhiếp ảnh dùng gilet để chứa dụng cụ. Quân nhân dùng gilet để mang công cụ, vũ khí. Người chạy xe đạp dùng để chắn gió.
- Raincoat: làm từ chất liệu chống nước để mặc khi mưa.

Các loại áo khoác khác:

Suit Jacket: phần áo khoác của một bộ suit. Suit jacket luôn phải đi chung với suit pant để tạo thành một bộ suit hoàn chỉnh.
Blazer: một loại jacket được thiết kế từ suit jacket với nhiều thay đổi để phù hợp cho môi trường smart-casual đến casual. Blazer có nút kim loại, chất liệu dày với nhiều màu sắc và kiểu phối.
Sport coat: cũng được thiết kế từ suit jacket nhưng sport coat có độ formal ít hơn suit jacket và nhiều hơn so với blazer.
Parka coat: loại áo khoác có nón dùng để chống gió và cái lạnh. Viền nón của parka thường có lông thú. Áo parka thường làm bằng vật liệu chống nước và có độ dài tương tự trench coat.

Tổng Hợp Thuật Ngữ Về Thời Trang Anh/Việt | Fashion English Terms & Words


Trong thời trang, có nhiều từ ngữ được sử dụng bằng Tiếng Anh mà không có Tiếng Việt vì không có từ phù hợp. Tuy Blog Thời Trang đã cố gắng sử dụng từ ngữ Việt hóa nhất có thể nhưng cũng không thể rõ nghĩa như từ gốc. Vì vậy, Blog Thời Trang đã soạn ra bảng Thuật Ngữ Thời Trang Anh - Việt với định nghĩa đầy đủ để bạn đọc tham khảo và hiểu chính xác hơn nội dung của các bài viết.

NOTE: trong quá trình biên tập chắc chắn sẽ có thiếu sót, vì vậy bạn đọc thấy có điều gì chưa hợp lý xin hãy comment để nhắc nhở. BTT xin cảm ơn.
Tổng Hợp Thuật Ngữ Về Thời Trang Anh/Việt | Fashion English Terms & Words

Khi giải thích, Blog Thời Trang có thể sử dụng các thuật ngữ khác để rõ nghĩa hơn, các thuật ngữ được dùng kèm cũng sẽ có giải thích trong bảng tổng hợp.
Sắp Xếp Theo Bảng Chữ Cái - Danh sách được cập nhật liên tục
Tra cứu nhanh
A - B - C - D - E - F - G - H - I - J - K - L - M - N - O - P - Q - R - S - T - U - V - X - Y - W - Z


A

Ankle boot: chỉ chung cho những loại với cổ cao ngang mắt cá chân hoặc chỉ nhỉnh hơn chút ít. Với định nghĩa này, các loại giày boot cổ vừa như desert boot, chelsea boot, chukka boot, jodhpur boot đều có thể gọi là ankle boot. Với giày thể thao người ta gọi là High-top.

B

Boot: từ chỉ chung những loại giày bít bàn chân và cổ cao từ mắt cá trở lên. Ví dụ: work boot, chelsea boot, desert boot, ankle boot.
Black tie: dress code sử dụng trong những sự kiện hoặc buổi tiệc đêm ở Châu Âu và Hoa Kỳ.
Blake stitch: phương pháp may trong đế. Xem thêm: Các phương pháp làm giày
Blake/Rapid: phương pháp may giày kết hợp. Xem thêm: Các phương pháp làm giày.  
Brogue shoes: chỉ các loại giày có trang trí họa tiết bằng đục lỗ.
Black tie: dress code với semi-formal wear cho những sự kiện hoặc buổi tiệc đêm ở Châu Âu và Hoa Kỳ.
Bow tie: loại nơ dùng để đeo ở cổ dress shirt.

C

Cardigan: là loại sweater mở phía trước với 2 hàng nút.
Casual: từ chung chỉ quần áo, giày dép, phụ kiện đề cao sự thoải mái, tiện dụng và thể hiện được cá tính của người mặc. Quần áo casual được sử dụng trong những hoàn cảnh hàng ngày như đi chơi, đi học... Cách gọi khác: Casual wear. Từ trái nghĩa: Formal. Từ tương tự: Smart casual.
Canvas: chất liệu vải bạt.
Cementing: phương pháp may giày dán đế. Xem thêm: Các phương pháp làm giày.
Chisel toe: kiểu mũi giày hơi thuôn và dẹp giống hình cái đục.
Chelsea boot: là loại giày boot được thiết kế với cổ giày cao từ mắt cá chân trở lên, phần trước của giày được làm từ một miếng da duy nhất, một hoặc mai miếng da khác làm phần gót chân và nối với phần trước tại cổ chân, bề ngoài tương tự jodhpur boot. Chelsea boot không cần bất kì dây hay khóa nào mà sử dụng 2 mảnh vật liệu co giãn được may ở vị trí cổ chân. Mảnh vật liệu co giãn này là chỗ dễ hỏng nhất của một đôi chelsea boot.
Chemise: áo lót mỏng, đồ ngủ cho phụ nữ. Chemise viết theo tiếng Pháp là "chémise" là từ gốc của "sơ mi". Hiện nay nên sử dụng "shirt" cho áo sơ mi thay vì chemise.
Chukka: đôi giày dáng cổ cao ngang mắt cá, mũi giày thuôn dài và trơn, chỉ có 2 - 3 lỗ xỏ dây giày.
Chino: loại vải thường được dệt từ 100% cotton, sợi đan chéo, có thể nhuộm nhiều màu. Thường dùng cho quần, gọi là chino pants. Quần chino được làm từ vải cotton mỏng hơn và có nhiều màu sắc hơn so với quần khaki. Phân biệt với: quần khaki.
Coat: là loại áo khoác dài và dầy hơn so với jacket. Coat thường mặc để giữ ấm.
Crepe: loại đế giày làm từ cao su tự nhiên rất mềm và êm. Thường sử dụng cho những đôi desert boot.

D

Denim: loại chất liệu may từ vải cotton cứng với các sợi đan chéo, trong đó một sợi ngang nằm dưới 2 hoặc một số nhiều hơn sợi dọc. Tùy loại quần/áo mà có thể nhuộm sợi ngang, sợi dọc hoặc nhuộm cả 2 sợi để tạo texture cho sản phẩm. Từ liên quan: raw denim, selvedge.
Desert Boot: bắt nguồn từ chukka boot, desert boot làm bằng da lộn, đế crepe.
Double-breasted: áo có 2 hàng nút (gồm coat hoặc jacket). Từ tương tự: single-breasted.
Double Monk (Strap): giày monk với 2 khóa.
Dress: từ chỉ chung cho các loại giày, quần áo sử dụng trong những dịp cần phải "diện" và chải chuốt, những buổi tiệc cần "formal" hoặc ít nhất là "smart casual". Từ hay dùng: dress shoes, dress shirt, dress pants...
Dress-code: quy tắc ăn mặc, quy tắc trang phục. Những quy tắc về việc phối hợp quần áo, phụ kiện với nhau và dùng chúng trong hoàn cảnh nào. Dress-code mang tính đại chúng nhưng bạn cũng có thể tự quy định lại cho mình. Ví dụ: casual, semi-formal, formal là dress code.
Dry denim: xem Raw denim.

E

Eyelet: lỗ xỏ giày. Xem thêm: từ điển thuật ngữ về giày.

F

Footwear: chỉ chung những thứ mang vào chân, nghĩa hay dùng: giày dép. Từ tương tự: Footgear.
Form: kiểu dáng, hình thể. Ví dụ như form dài, form ôm, form slim-fit, form skinny...
Formal: từ chung chỉ quần áo, giày dép, phụ kiện dùng trong những sự kiện đòi hỏi tính nghi thức, trịnh trọng cao như hội nghị, công sở, trong phòng họp... Cách gọi khác: Formal wear. Từ trái nghĩa: Casual. Từ gần nghĩa: Semi-formal - vẫn có tính nghi thức nhưng ít hơn.
Foxing: miếng đắp giày. Xem thêm: từ điển thuật ngữ về giày.

G

Gilet: áo ghi lê. Xem thêm: Từ điển các loại áo khoác.
Goodyear welted: phương pháp may cổ truyền kết hợp máy móc. Xem thêm: Các phương pháp làm giày.

H

Hand-welted: phương pháp may giày thủ công. Xem thêm: Các phương pháp làm giày.
Heel: gót giày. Xem thêm: từ điển thuật ngữ về giày.
Henley shirt: loại áo, cổ tròn nhưng ở phần cổ có nút.
High-top: loại giày có phần cổ giày cao từ mắt cá chân trở lên, chỉ dành cho giày thể thao, giày sneaker. Từ tương tự: mid-top
Hoodie: loại áo khoác thường được làm bằng vải thun hoặc len và có nón trùm đầu nối liền vào áo. Nguồn gốc từ bắt đầu từ "hood" nghĩa là mũ trùm đầu.

I

Informal: Theo thang độ trịnh trọng thì Informal có mức độ nghi thức cao hơn casual nhiều nhưng vẫn kém semi-formal.
Insole: đế giày trong.

J

Jacket: Là loại áo khoác với độ dài từ ngang hông đến gần đùi. Jacket thường có tay áo và phía trước mở có nút hoặc dây kéo. Jacket mặc thời trang hoặc có tính năng riêng (jacket nhiều túi cho phóng viên, jacket có cầu vai cho biker, jacket chống nước...).
Jeans: loại quần làm từ vải cotton dệt từ vải denim. Lưu ý: jeans là để chỉ loại quần, không phải chỉ chất liệu, denim là để chỉ chất liệu. Chỉ có denim jacket, denim shirt chứ không có jeans jacket, jeans shirt.
Jodhpur boot: có kiểu dáng và độ cao cổ tương tự với chelsea boot. Tuy nhiên ở phần cổ giày không được may liền cũng như không có một 2 mảnh co giãn nữa mà được để tách ra để tiện lợi khi mang giày. Để cố định giày, một dây thắt với khóa được bố trí vòng quanh giày.

K

Kaki: cách viết sai của Khaki.
Khaki: màu vàng nâu sáng. Khaki là tên của một màu và là loại quần có nguồn gốc từ quân đội, làm từ vải cotton dày và thường có màu khaki. Quần khaki cũng có màu khác nhưng hiếm hơn như xám, xanh navy. Phân biệt với: quần chino.

L

Lace: dây giày. Xem thêm: từ điển thuật ngữ về giày.
Lacing: mui giày.
Lapel: ve áo. Là 2 mảnh đắp bẻ ngược ra trước ngực của suit jacket, blazer, sport coat...
Last: khuôn giày. Xem thêm: từ điển thuật ngữ về giày.
Lining: lớp lót (dùng cho giày hoặc áo khoác). Xem thêm: từ điển thuật ngữ về giày.

M

Medallion: phần trang trí trên giày bằng những nốt đục tròn.
Menswear: chỉ các sản phẩm thời trang nam nói chung.
Midsole: đế giày giữa.
Mid-top: giày thể thao cổ lửng. Từ tương tự: High-top.
Monk (strap): chỉ loại giày không cột dây mà sử dụng khóa để cố định ở mu bàn chân.

N


O

Outfit: để chỉ chung quần áo bạn đang mặc bên ngoài.
Outsole: đế giày ngoài.
Overcoat: áo mặc ngoài cùng để chống lại thời tiết. Xem thêm: Từ điển các loại áo khoác

P

Pea coat: áo khoác có 2 hàng nút. Xem thêm: Từ điển các loại áo khoác.
Pocket square: một mảnh khăn vuông nhỏ thường dùng để bỏ trong túi (pocket) áo suit jacket, ngoài ra có thể bỏ trong ví, làm khăn cổ tùy người sử dụng.
Poncho: áo trùm. Xem thêm: Từ điển các loại áo khoác.
Pull-over: áo len trùm đầu. Xem thêm: Từ điển các loại áo khoác.

Q

Quarter: phần thân sau của giày. Xem thêm: từ điển thuật ngữ về giày.

R

Raincoat: áo khoác để che mưa. Xem thêm: Từ điển các loại áo khoác.
Raw denim: là loại quần jeans thô được giữ nguyên sau khi nhuộm (không qua bước wash). Quần raw denim thường rất cứng và nặng, trọng lượng tính bằng oz (18 oz, 21 oz, 24 oz...).

S

Selvedge: kiểu dệt denim lai biên đầu cây vải để quần bền hơn và đẹp hơn so với vắt sổ. Quần raw denim và quần jeans các hãng lớn thường có selvedge, nhận biết bằng cách lật ngược ống quần để nhìn đường chỉ bên trong.
Semi-formal: tương tự formal nhưng ít đòi hỏi sự trịnh trọng hơn.

Shirt: áo sơ mi.
Shoes tree: cây lót giày. Xem thêm: từ điển thuật ngữ về giày.
Single-breasted: coat hoặc jacket có 1 hàng nút. Từ tương tự: double-breasted.
Skinny: chỉ kiểu dáng ôm nhất, gọn nhất có thể. Từ hay dùng: skinny tie, skinny jeans.
Slim-fit: chỉ kiểu dáng ôm gọn thân hình. Ví dụ áo sơ mi slim fit, quần slim fit.
Smart casual: phong cách ăn mặc phát triển có tính trang trọng hơn casual. Theo từ điển, "smart casual" có nghĩa là "ăn mặc đẹp theo phong cách hàng ngày".
Sneaker: giày đế mềm. Giày thiết kế riêng cho các hoạt động thể thao như chạy bộ, đánh tennis, đánh golf, tập gym... Ngày nay sneaker được sử dụng hàng ngày như một casual wear.
Sole: đế giày. Xem thêm: từ điển thuật ngữ về giày.
Socklining: miếng lót giày. Xem thêm: từ điển thuật ngữ về giày.
Stitching: đường chỉ may (trên giày hoặc quần áo).

Suede: thường được gọi là da lộn. Là loại da mặt trong được lật ngược ra ngoài.
Suit: thường được gọi là bộ vest, comple ở Việt Nam. Suit luôn phải đi theo bộ hoàn chỉnh, gồm áo khoác (suit jacket) và quần, có thể thêm áo ghi-lê (gọi là vest), lúc đấy sẽ gọi là 3-pieces suit.
Suit jacket: áo khoác trong một bộ suit, chỉ đi chung trong bộ suit, không dùng lẻ.
Suspender: loại dây móc vào lưng quần và quàng qua vai để cố định quần thay cho thắt lưng.
Sweater: là loại áo làm từ len (đan hoặc dệt kim). Có kiểu pull-over (tròng cổ) hoặc cardigan (cài nút).

T

T-shirt: áo thun cổ tròn, còn gọi là tee.
Texture: đường vân dệt. Tùy cách dệt sẽ cho ra nhiều texture khác nhau.
Tie: cravat, cà vạt.
Tip: chi tiết trang trí mũi giày. Xem thêm: từ điển thuật ngữ về giày.
Toe: mũi giày. Xem thêm: từ điển thuật ngữ về giày.
Tongue: lưỡi gà giày. Xem thêm: từ điển thuật ngữ về giày.
Topline: đường viền trên cổ giày. Xem thêm: từ điển thuật ngữ về giày.
Trench coat: áo khoác dài từ gối đến cổ chân. Xem thêm: Từ điển các loại áo khoác.

U


V

Vamp: thân giày trước. Xem thêm: từ điển thuật ngữ về giày.
Vest: ở Việt Nam hay được dùng với nghĩa là một bộ suit. Nghĩa gốc là áo khoác không có tay trong bộ 3-pieces suit. Từ tương tự: waistcoat.

X


Y


W

Wash: thao tác giặt quần jeans sau khi nhuộm để trôi bớt màu hoặc tạo các chi tiết trên quần.
Waistcoat: còn gọi là vest.
Welt: đường viền ở đế giày. Xem thêm: từ điển thuật ngữ về giày.
Workboot: giày boot lính hầm hố với cổ cao, đế cao su dày.

Z


Saturday, February 7, 2015

Giày Chukka Desert Boot ASOS | ASOS Chukka Desert Boot in Leather

1.400.000đ - Mã AD01
Giày Chukka Desert Boot ASOS | ASOS Chukka Desert Boot in LeatherGiày Chukka Desert Boot ASOS | ASOS Chukka Desert Boot in Leather
Đặt Mua Mẫu Này
AD01 AD02
Tên ASOS Chukka Desert Boot in Leather
Màu sắc Nâu / Xanh Navy
Size 41, 42, 43
Chất liệu Da lộn (Da bò)
Hãng ASOS
Cách phối Kết hợp với quần jean, chino

Chukka Boot/ Desert Boot là gì?

Chukka boot/Desert boot đã thông dụng ở nước ngoài từ rất lâu và chỉ mới bắt đầu thông dụng tại Việt Nam ta gần đây. Bên cạnh kiểu dáng đẹp, chất liệu bền bỉ, Chukka boot/Desert boot còn là kiểu giày rất dễ mang và phù hợp với môi trường từ casual đến semi-formal. Đọc thêm bài về Desert Boot.

Giới thiệu ASOS Chukka Desert Boot

Giày ASOS Chukka Desert Boot được làm theo mẫu Clarks Desert Boot chuẩn. Với chất liệu da lộn, 2 lỗ xỏ dây, không có lớp lót và đặc biệt là đế crepe êm ái.

Phối như thế nào?

Desert boot rất dễ phối và phù hợp với nhiều môi trường sử dụng. Với giày nâu bạn nên dùng quần màu đậm hơn và cùng tông màu. Giày màu navy thích hợp với nhiều màu sắc quần áo nhưng hợp nhất là quần màu mustard. Xem thêm: Màu sắc trong phối màu quần áo, phụ kiện

Màu Sắc Trong Việc Phối Quần Áo & Phụ Kiện


Kết hợp màu sắc trong thời trang không đơn giản, việc này ngoài các quy tắc ra thì kinh nghiệm đóng một phần quan trọng hơn nhiều. Bài viết này BTT sẽ nêu ra một vài quy tắc phối màu quần áo phổ biến và kèm theo đó là một số kinh nghiệm, quy tắc riêng được đúc kết riêng của BTT.

Trước khi đi vào phần chính, xin bạn đọc hãy tâm niệm vài điều sau đây:

Một vài lưu ý về màu sắc trong thời trang

- Đừng giới hạn mình với một vài màu, hãy mạnh dạn thử nghiệm và làm mới mình, bạn sẽ tìm ra được nhiều màu phù hợp với mình hơn.
- Bên cạnh chất liệu, màu sắc đóng một vài trò quan trọng không kém. Vì vậy đừng vì quá yêu thích một chất liệu nào đó mà bạn chọn màu sắc không phù hợp.
- Màu trắng đen cổ điển và không bao giờ lỗi thời, cho dù thích màu gì đi nữa bạn nên luôn chuẩn bị sẵn áo, quần, giày dép, phụ kiện với 2 màu này để sử dụng khi cần trong các sự kiện đòi hỏi dress code formal, semi-formal.
- Xem tên Tiếng Anh của màu sắc để dễ dàng nắm bắt khi đọc các bài viết về màu sắc ở bảng dưới:
Tên Tiếng Anh của các màu sắc hay được sử dụng trong thời trang
Tên Tiếng Anh của các màu sắc hay được sử dụng trong thời trang

Và sau đây là nội dung chính

Quy tắc kết hợp màu sắc theo bảng màu

Kết hợp màu sắc theo bảng màu là cách kết hợp khoa học nhưng máy móc, không phù hợp với tất cả mọi người. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải biết những quy tắc này để gợi ý cho phong cách kết hợp của riêng mình. Nếu bạn tuân thủ chính xác cũng không có gì hại, vì đây là cách kết hợp an toàn.

Định nghĩa màu & sắc

Màu: một màu riêng biệt, được đánh số từ 1 - 9.
Sắc: một dài màu trong cùng một nhóm với sắc độ gần giống nhau.

Bảng màu sắc trong phối hợp quần áo

Bảng các màu sắc cơ bản trong phối hợp quần áo
Bảng các màu sắc cơ bản trong phối hợp quần áo
Bảng trên bao gồm các màu cơ bản, màu phụ và các sắc của nó. Các màu cơ bản gồm: Green, Blue, Violet, Red, Orange, Yellow. Ở giữa các màu này là màu phụ. Ở cùng một dải màu càng vào trong màu càng nhạt, số 1 là màu đậm nhất và số 9 là màu nhạt nhất.

Khi phối hợp màu sắc bạn lưu ý ngoài việc chọn các màu tương ứng vị trí trên bảng màu thì bạn cũng phải chọn màu có số thứ tự giống nhau.

Cách kết hợp đồng sắc

Quy tắc: sử dụng những màu trên cùng một dải hoặc kết hợp với màu ở 2 dải cạnh bên.
Đánh giá: đây là cách kết hợp màu sắc an toàn với các màu tương đồng, không gây phản cảm. Tuy nhiên sẽ thiếu điểm nhấn.

Cách kết hợp tương phản

Quy tắc: sử dụng 2 màu đối diện nhau trên bảng màu.
Đánh giá: đây là cách kết hợp tạo ra điểm nhấn và sẽ rất đẹp nếu dùng đúng cách.

Cách kết hợp màu sắc bổ sung

Đây là cách kết hợp khó, có 3 phương pháp kết hợp riêng biệt cho cách này:

Kết hợp theo vị trí vuông góc:

Sử dụng màu sắc nằm vuông góc với nhau 90 độ trên bảng màu. Ở hình dưới, ở vị trí 2 đầu gần nhau của dấu + là màu nên chọn.
Sử dụng màu sắc nằm vuông góc với nhau 90 độ trên bảng màu
Sử dụng màu sắc nằm vuông góc với nhau 90 độ trên bảng màu

Kết hợp theo hình chữ T:

Đây là phương pháp phát triển từ phương pháp vuông góc ở trên bằng cách lấy thêm một màu nữa. Như vậy ta dùng 3 dải màu sắc nằm ở vị trí chữ T trên bảng màu. Xem hình dưới:
Sử dụng 3 dải màu sắc nằm ở vị trí chữ T trên bảng màu
Sử dụng 3 dải màu sắc nằm ở vị trí chữ T trên bảng màu

Kết hợp theo hình chữ X:

Phát triển từ phương pháp kết hợp chữ T, ta chọn thêm một màu nữa nữa để được chữ X, xem hình:
Phương pháp kết hợp màu sắc chữ X
Phương pháp kết hợp màu sắc chữ X
Đánh giá phương pháp bổ sung: đây là kiểu kết hợp hoàn chỉnh với màu chính, màu phụ và có màu làm điểm nhấn. Tuy nhiên do sử dụng nhiều màu sắc nên bạn phải chọn lựa kỹ càng màu cho áo, màu cho quần, màu cho giày và phụ kiện thật hợp lý để tạo hiệu ứng đẹp nhất.

Quy tắc kết hợp màu sắc theo kinh nghiệm

Kết hợp màu sắc theo kinh nghiệm riêng là cách đơn giản, an toàn để có một bộ set đồ đẹp. BTT sẽ liên tục cập nhật những bộ màu sắc phù hợp để bạn đọc có thể nhanh chóng áp dụng cho riêng mình.
- Màu xanh navy phù hợp với mọi màu sắc khác, bạn có thể chọn áo xanh navy, giày xanh navy hoặc quần xanh navy. Nhưng chỉ nên chọn 1 trong 3, 2 thứ còn lại phải dùng màu khác. Ngoại lệ có thể kết hợp áo và giày cùng màu.
- Màu xám đẹp nhất khi đi cùng màu đen.
- Các màu pastel (màu phấn nhạt, màu số 9 nhạt nhất trong bảng màu) đang rất được ưa chuộng và dễ phối hợp. Khi không biết phải kết hợp màu nào bạn hãy dùng màu pastel đi cùng một màu sắc đậm khác.
- Màu mustard (mù tạt) rất phù hợp với nước da của người Châu Á. Màu này đẹp nhất khi đi cùng với xanh navy.
- Màu nâu cũng là một màu dễ phối với các màu sắc khác. Bạn lưu ý là giày nâu rất kỵ với quần đen. Với giày nâu bạn nên dùng quần màu sáng hơn, quần xanh navy, quần xám.

Kết hợp màu sắc giữa quần áo và phụ kiện

Các quy tắc sử dụng khi kết hợp quần áo với các phụ kiện khác.
- Tie cùng màu với giày hoặc áo khoác
- Thắt lưng, giày, dây đồng hồ, pocket-square, gọng kính nên cùng màu
- Thắt lưng & giày khác màu quần
- Không mang vớ trắng trong bất kỳ trường hợp nào, trừ tập thể thao.
- Theo quan niệm cũ thì vớ cùng màu quần, tuy nhiên hiện tại bạn có thể chọn cùng màu giày hoặc chọn bất kì màu vớ nào bạn thích.

Một số quy tắc khác

- Không dùng quá 3 sắc trong một bộ trang phục.
- Màu sáng sẽ giúp bạn trông mập ra, màu tối giúp bạn trông ốm lại. Ví dụ bạn chân to thì nên chọn quần màu tối, thân trên ốm thì nên mặc áo sáng màu.
- Da sạm không nên dùng màu pastel và màu sáng quá, trừ khi bạn muốn làm nổi bật nước da của mình.

Friday, February 6, 2015

Selected Desert Chelsea Boot Xanh Navy | Giày Cổ Cao Selected Desert Chelsea Boot

2.000.000đ - Mã Db01
Selected Desert Chelsea Boot Xanh Navy | Giày Cổ Cao Selected Desert Chelsea Boot
Đặt Mua Mẫu Này
Db01
Tên Selected Desert Chelsea Boot Navy Blue
Màu sắc Xanh Navy
Size 42, 43
Chất liệu Da lộn (da bò)
Hãng Selected
Cách phối Kết hợp với quần jeans, chino trong casual

Chelsea Boot, Desert Boot là gì?

Desert Boot: bắt nguồn từ chukka boot, desert boot làm bằng da lộn, đế crepe...
Chelsea boot: là loại giày boot được thiết kế với cổ giày cao từ mắt cá chân trở lên, phần trước của giày được làm từ một miếng da duy nhất, một hoặc mai miếng da khác làm phần gót chân và nối với phần trước tại cổ chân, bề ngoài tương tự jodhpur boot. Chelsea boot không cần bất kì dây hay khóa nào mà sử dụng 2 mảnh vật liệu co giãn được may ở vị trí cổ chân. Mảnh vật liệu co giãn này là chỗ dễ hỏng nhất của một đôi chelsea boot.

Giới thiệu Selected Desert Chelsea Boot Navy Blue

Selected Desert Chelsea Boot Navy Blue là sự kết hợp giữa chất liệu và đế kiểu giày desert boot với kiểu dáng của chelsea boot. Màu xanh navy cũng là một loại màu đặc biệt có thể kết hợp với nhiều màu quần khác nhau từ đen, nâu, đỏ đô, xanh...

Phối hợp quần áo với giày

Kiểu dáng chelsea boot rất thanh lịch nên bạn có thể dùng trong các trường hợp semi-formal đến smart casual. Tuy nhiên giày được làm từ chất liệu da lộn khá bụi bặm nên BTT khuyến cáo chỉ nên mang với mức độ formal từ smart casual đến casual mà thôi.
Giày có thể dễ dàng kết hợp với quần jeans hoặc chino với nhiều màu sắc khác nhau. Giày đẹp và nổi bật nhất khi được phối với quần màu sáng như nâu nhạt, xám trắng, trắng. Lưu ý nên dùng thắt lưng, phụ kiện da cùng tông màu.

Giày Boot Lính ASOS Màu Đen | ASOS Workboot in Leather

1.300.000đ - Mã WB01
Giày Boot Lính ASOS Màu Đen | ASOS Workboot in LeatherGiày Boot Lính ASOS Màu Đen | ASOS Workboot in Leather
Đặt Mua Mẫu Này
Wb01
Tên Giày Boot Lính ASOS Màu Đen | ASOS Workboot in Leather
Màu sắc Đen
Size 41, 42
Chất liệu Da thật (da bò)
Hãng ASOS
Cách phối Kết hợp với quần jean bụi bặm, áo khoác đen bằng denim hoặc da

Workboot là gì?

Workboot là loại boot trước đây chỉ dùng cho quân nhân nhưng hiện tại đã được sử dụng càng ngày càng nhiều. Workboot là kiểu giày hầm hố với cổ cao để bảo vệ cổ chân, dây xỏ cao lên cổ chân để cố định, đế giày thiết kế nhiều gai lớn để tăng độ bám

Giới thiệu Giày Boot Lính ASOS Màu Đen

Giày Boot Lính ASOS Màu Đen với thiết kế chuẩn, đế dày và chắc chống trượt và chống mài mòn. Đế giày may vào khuôn giày (last) rất chắc chắn. Có shoe-tab để dễ mang giày hơn.

Phối Giày Boot Lính ASOS Màu Đen với quần áo thế nào

Vì tính chất hầm hố, bụi bặm, bạn nên mang Giày Boot Lính ASOS Màu Đen với quần áo bụi bặm tương đương. Áo khoác nên dùng các loại áo khoác kaki, denim hoặc áo khoác da màu đen, xanh đen. Với quần, dùng các loại quần jean, có thể dùng màu tối hoặc sáng, wash hay không đều được.

Các Loại Giày Ankle Boot, Chukka Boot và Desert Boot Là Gì?


Bài viết này BTT sẽ giúp bạn phân biệt và biết cách gọi tên các loại giày boot gần giống nhau, cụ thể là Ankle Boot; Chelsea Boot và Jodhpur Boot; Chukka Boot và Desert Boot. Bài viết chỉ nêu ra những kiến thức cơ bản mà không đi sâu về lịch sử, nguồn gốc và vấn đề kỹ thuật làm giày. Đây là bài viết bổ sung cho bài Thuật ngữ thời trang Anh/Việt.

Xem bài kỳ trước: Phân biệt Jodhpur Boot và Chelsea Boot

Ankle Boot là gì?

Ankle boot là khái niệm chỉ chung cho những loại với cổ cao ngang mắt cá chân hoặc chỉ nhỉnh hơn chút ít. Với định nghĩa này, các loại giày boot cổ vừa như desert boot, chelsea boot, chukka boot, jodhpur boot đều có thể gọi là ankle boot.

Chukka Boot là gì?

Chukka boot/Desert boot đã thông dụng ở nước ngoài từ rất lâu và chỉ mới bắt đầu thông dụng tại Việt Nam ta gần đây. Bên cạnh kiểu dáng đẹp, chất liệu bền bỉ, Chukka boot/Desert boot còn là kiểu giày rất dễ mang và phù hợp với môi trường từ casual đến semi-formal.
Một đôi chukka boot có thể dễ dàng nhận ra với hình dáng cổ cao ngang mắt cá, mũi giày thuôn dài và trơn, chỉ có 2 - 3 lỗ xỏ dây giày.

Đặc điểm của một đôi Chukka Boot

1. Giày cột dây, vị trí cột ngang tầm mắt cá.
2. Chỉ có 2 đến 3 lỗ xỏ dây, ngoài ra thì không phải chukka boot.
3. Theo truyền thống, giày làm từ da dê lộn. Hiện tại chukka boot được làm từ nhiều loại da khác nhau.
4. Mũi giày tròn
5. Mảnh da thân sau may đè lên trên phần thân trước
6. Phần thân trước và thân sau của giày làm từ 2 mảnh da riêng biệt
7. Mui giày hở
8. Đế mỏng
9. Theo truyền thống, đế giày làm từ da. Sau này có thêm đế cao su, đế crepe...
10. Truyền thống không có lớp lót, hiện tại nhiều hãng đã làm thêm lớp lót để tăng độ bền.
9 đặc điểm để nhận dạng một đôi Chukka boot truyền thống
9 đặc điểm để nhận dạng một đôi Chukka boot truyền thống

Desert Boot là gì?

Trong Thế Chiến II, lính Anh sử dụng những đôi chukka boot bằng da lộn, màu cát và đế crepe trong những chiến dịch băng qua sa mạc. Một đôi chukka boot rất dễ mang, thoải mái khi đi hoặc chạy, bền bỉ với da và êm ái với đế crepe. Năm 1941, trong lúc tại ngũ, Nathan Clark (cháu nội của James Clark, người sáng lập hãng giày Clarks) đã lấy cảm hứng từ những đôi chukka boot này và gửi bản phác về nhà, và đó là nguồn gốc của đôi Clarks Desert Boot. Tuy nhiên thời điểm đó da lộn và đế crepe tương tự với những đôi giày cho tầng lớp thấp nên Clarks Desert Boot chưa được công bố.

Đến năm 1949, Clarks Desert Boot được giới thiệu tại hội chợ giày ở Chicago và trở nên nổi tiếng từ đó. Đến nay Clarks vẫn khẳng định vị thế của mình trong dòng desert boot nên luôn kèm chữ ORIGINAL (nguyên bản) trong từng sản phẩm của mình.

Như vậy, Desert Boot là một phiên bản của Chukka Boot với những đặc điểm giống như bản chukka boot đi sa mạc của lính Anh. 

Đặc điểm của Clarks Original Desert Boot

1. Làm từ da lộn hoặc da nubuck
2. Đế crepe
3. Có chính xác 2 lỗ xỏ dây
4. Không có lớp lót
Tuy nhiên hiện tại Clarks Desert boot đã được làm trên nhiều chất liệu như canvas, da trơn... và có nhiều màu sắc phong phú.
Đặc điểm của một đôi Clarks Original Desert Boot (trong hình là bản Beeswax)
Đặc điểm của một đôi Clarks Original Desert Boot (trong hình là bản Beeswax)
Đế crepe bằng cao su tự nhiên
Đế crepe bằng cao su tự nhiên

Thursday, February 5, 2015

Các Loại Giày Ankle Boot, Phân Biệt Chelsea Boot và Jodhpur Boot


Bài viết này BTT sẽ giúp bạn phân biệt và biết cách gọi tên các loại giày boot gần giống nhau, cụ thể là Ankle Boot; Chelsea Boot và Jodhpur Boot; Chukka Boot và Desert Boot. Bài viết chỉ nêu ra những kiến thức cơ bản mà không đi sâu về lịch sử, nguồn gốc và vấn đề kỹ thuật làm giày. Đây là bài viết bổ sung cho bài Thuật ngữ thời trang Anh/Việt.

Kỳ tiếp theo: Tìm hiểu Chukka Boot và Desert Boot

Ankle Boot là gì?

Ankle boot là khái niệm chỉ chung cho những loại với cổ cao ngang mắt cá chân hoặc chỉ nhỉnh hơn chút ít. Với định nghĩa này, các loại giày boot cổ vừa như desert boot, chelsea boot, chukka boot, jodhpur boot đều có thể gọi là ankle boot.
Một đôi chelsea boot cơ bản, mũi tròn, cổ giày có mảnh thun co giãn để dễ mang
Một đôi chelsea boot cơ bản, mũi tròn, cổ giày có mảnh thun co giãn để dễ mang
Một đôi ankle chelsea boot phá cách với da lộn và đế crepe
Một đôi ankle chelsea boot phá cách với da lộn và đế crepe

Một đôi anke boot cổ ngang mắt cá, tên riêng là desert boot
Một đôi anke desert boot cổ ngang mắt cá

Với các loại giày thể thao có cổ cao, chúng ta gọi là Mid-top (cổ lửng) hoặc High-top (cổ cao).

Chelsea Boot là gì?

Theo định nghĩa truyền thống, Chelsea boot là loại giày boot được thiết kế với cổ giày cao từ mắt cá chân trở lên, phần trước của giày được làm từ một miếng da duy nhất, một hoặc mai miếng da khác làm phần gót chân và nối với phần trước tại cổ chân. Chelsea boot không cần bất kì dây hay khóa nào mà sử dụng 2 mảnh vật liệu co giãn được may ở vị trí cổ chân. Mảnh vật liệu co giãn này là chỗ dễ hỏng nhất của một đôi chelsea boot.

Đặc điểm của một đôi Chelsea Boot

1. Cao đến cổ chân
2. Mũi giày lượn tròn
3. Gót thấp
4. Được ghép từ 2 mảnh da riêng biệt cho mũi giày và gót giày.
5. 2 mảnh da được ghép lại ở phần cổ chân bằng một mảnh vật liệu co giãn như thun.
6. Mảnh co giãn kéo dài xuống dưới mắt cá nhưng không dài đến đế giày.
7. 2 mảnh da không được may đè lên nhau mà được nối liền với nhau ngay dưới mắt cá chân
Xem hình dưới để rõ hơn chi tiết:
7 đặc điểm nhận dạng của một đôi Chelsea Boot
7 đặc điểm nhận dạng của một đôi Chelsea Boot

Jodhpur Boot là gì?

Jodhpur boot có kiểu dáng và độ cao cổ tương tự với chelsea boot. Tuy nhiên ở phần cổ giày không được may liền cũng như không có một 2 mảnh co giãn nữa mà được để tách ra để tiện lợi khi mang giày. Để cố định giày, một dây thắt với khóa được bố trí vòng quanh giày.
Một đôi Jodhpur Boot cổ điển với dáng mũi tròn, cổ cao và khóa cổ chân
Một đôi Jodhpur Boot cổ điển với dáng mũi tròn, cổ cao và khóa cổ chân

Đặc điểm của một đôi Jodhpur Boot

1. Cao đến cổ chân
2. Mũi giày lượn tròn
3. Gót thấp
4. 2 mảnh da riêng biệt cho phần mũi giày và gót giày.
5. Mảnh da của mũi giày may trên phần da của gót giày.
6. Buộc giày bằng một sợi dây da với khóa kim loại vòng quanh cổ chân.
7. Dây có 2 phần, mỗi phần nối vào phần mũi giày.
8. Có một vòng da ở phần sau giày để xỏ dây da qua.
Xem ảnh dưới để biết thêm chi tiết:
8 đặc điểm nhận dạng của một đôi Jodhpur Boot
8 đặc điểm nhận dạng của một đôi Jodhpur Boot

Phân biệt Chelsea Boot và Jodhpur Boot

Giống nhau:

- Bề ngoài: điểm 1, 2, 3, 4 như đã nêu ở trên. Vì các điểm này mà nhìn qua thì chelsea boot và jodhpur khá giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn.
- Sử dụng: Chelsea boot và Jodhpur boot đều có thể sử dụng với phong cách semi-formalsmart casual. Tuy về độ formal thì chelsea boot nhỉnh hơn jodhpur boot, do jodhpur boot có dây thắt làm phá vỡ sự liền mạch.

Khác nhau:

- Các điểm 5, 6, 7, 8 như đã nêu ở trên.