Sunday, June 26, 2016

Những Mẫu Đồng Hồ Đẹp Nhất Từ SIHH 2016 - A. LANGE & SÖHNE và BAUME & MERCIER


Đến hẹn lại lên, sự kiện thường niên Salon de la Haute Holorgerie (SIHH) lần thứ 26 được tổ chức tại Geneva, Thụy Sỹ từ ngày 18 đến 22 tháng 1/2016 hội tụ các siêu phẩm từ các thương hiệu đồng hồ danh tiếng nhất thế giới một lần nữa làm thổn thức trái tim những người mến mộ nhịp đập thời gian. Dưới đây chúng tôi xin được mạn phép giới thiệu 15 mẫu đồng hồ được đánh giá là xuất sắc nhất triển lãm năm nay.

Trừ phi công việc ban ngày cần bạn nghiên cứu bầu trời để định hướng, theo dõi vụ thu hoạch hay tính toán thủy triều, thì việc sở hữu complication chỉ báo tuần trăng trong đồng hồ đeo tay dường như là một điều thật sự phù phiếm. Không như complication chỉ báo lịch vạn niên hay các complication “thiết thực” khác, complication chỉ báo tuần trăng ra đời từ nhu cầu xa xưa là theo dõi các chu kỳ thay đổi của mặt trăng mà qua đó con người có thể định hướng cuộc sống mình sẽ xoay quanh nó như thế nào. Tuy nhiên, các hãng đồng hồ tiếp tục tích hợp complication chỉ báo tuần trăng, đôi lúc là tuyên ngôn thẩm mỹ hoặc sự hoài cổ đối với các mẫu đồng hồ cơ cổ điển, đôi lúc lại là một phần trong quá trình cải tiến đồng hồ.


A. LANGE & SÖHNE
DATOGRAPH PERPETUAL TOURBILLON




Là sự kết hợp tuyệt vời các tinh hoa của Lange trong một chiếc đồng hồ, tuyệt tác A. Lange & Söhne Datograph Perpetual Tourbillon với lịch vạn niên và cơ cấu điều chỉnh tourbillon được đặt ở cạnh cơ cấu chuyển động nhằm gìn giữ sự thuần khiết của mặt số, trao tặng vị chủ nhân niềm vui được chiêm ngưỡng vũ điệu ballet của bánh răng cân bằng và lồng quay chuyển động tourbillon. Với tôn chỉ “Không bao giờ đứng yên”, mẫu đồng hồ ‘con cưng’ của hãng vẫn giữ nền tảng của một chiếc đồng hồ Datograph với cơ cấu chronograph bánh răng hình trụ, bộ đếm phút nhảy chính xác, chức năng flyback, khung hiển thị ngày lớn đặc trưng, tuy nhiên, bộ chuyển động được nâng cấp để tạo ra một cơ cấu chuyển động vô cùng mới mẻ được trang bị các cơ cấu siêu phức tạp là QP và tourbillon. Giống như mẫu đồng hồ Datograph Perpetual được giới thiệu trước đó, mẫu đồng hồ mới với lịch vạn niên được thể hiện qua một cửa sổ ngày lớn ở vị trí 12 giờ. Điểm nhấn quan trọng nhất của mẫu đồng hồ mới này hẳn là tourbillon, phô bày bánh răng thăng bằng free-sprung được sản xuất nội bộ. Đây là lần đầu tiên một tourbillon tích hợp cơ cấu chronograph của Lange đạt dao động 18.000 lần chẵn, tương đương với tần số 2,5Hz. Kết quả là thời gian dừng được hiển thị chính xác tới 1/5 giây, điều rất hiếm thấy trong chiếc đồng hồ chronograph. Được sản xuất giới hạn với số lượng 100 chiếc, đồng hồ A. Lange & Söhne Datograph Perpetual có kích cỡ 41,5mm x 14,6mm. Tourbillon, calibre L952.2, có 729 bộ phận được hoàn thiện với độ tỉ mỉ cao nhất được bao bọc bởi mặt số màu đen, vỏ platinum với tỷ lệ vô cùng cân đối, hài hòa.


BAUME & MERCIER
CAPELAND SHELBY COBRA 1963




Năm nay, thương hiệu Baume & Mercier huyền thoại khiến người hâm mộ không khỏi bất ngờ khi cho ra mắt không phải một mà đến hai phiên bản của đồng hồ Baume & Mercier Capeland Shelby Cobra: phiên bản 1963 với lớp vỏ không gỉ thông thường, và phiên bản 1963 Competition với lớp vỏ được phủ ADLC màu đen. Cả hai phiên bản đều được lắp vỏ 44mm bằng thép không gỉ, cùng với mặt số và kim giây ở giữa có đối trọng hình con rắn mang bành. Tuy nhiên, điểm tạo nên sự khác biệt cho đồng hồ Capeland Shelby Cobra 1963 và Capeland Shelby Cobra 1963 Competition phải kể đến bề mặt của vỏ. Trong khi đồng hồ Capeland Shelby Cobra 1963 có vỏ màu beige với các bộ phận được phủ satin và đánh bóng, thì đồng hồ Capeland Shelby Cobra 1963 Competition lại phô bày lớp phủ ADLC màu đen tạo nên một lớp phủ bề mặt mạnh mẽ và có khả năng chống chịu cao. Ngoài ra, phiên bản bình thường của đồng hồ Baume & Mercier Capeland Shelby Cobra 1963 lắp dây da cá sấu màu đen nổi bật với rìa màu vàng, trong khi phiên bản Competition lại lắp dây cao su màu đen với vòng tròn màu vàng. Cấp năng lượng cho hai mẫu đồng hồ này là cơ cấu chuyển động tự động mạnh mẽ dựa trên cơ cấu chuyển động Valjoux 7750.


GREUBEL FORSEY SIGNATURE 1



Triết lý đằng sau Serie đồng hồ kinh điển Signature của thương hiệu Greubel Forsey bắt nguồn từ dự án “Naissance d’une Montre” (Sự ra đời của đồng hồ), một sáng kiến để gìn giữ kiến thức và kinh nghiệm chế tác đồng hồ truyền thống đang có nguy cơ bị thất truyền do sự phát triển ồ ạt của nền công nghiệp hóa. Mẫu đồng hồ Signature 1 phô bày chữ ký của chính Cretin trên mặt số, cùng với tên của nhà sáng lập, là mẫu đồng hồ đầu tiên lắp cơ cấu chuyển động lên dây bằng tay của hãng và cũng là mẫu đồng hồ đầu tiên không lắp bất kỳ complication nào mà chỉ có chức năng chỉ báo giờ, phút và giây đơn thuần được hiển thị trên hai mặt số phụ. Dù không lắp tourbillon nghiêng nhưng mẫu đồng đồ này không hề kém phức tạp hơn xét cả về mặt kỹ thuật và mỹ thuật. Nó phô bày bánh răng cân bằng được Greubel Forsey thiết kế độc quyền ở góc dưới bên trái của mặt số được thiết kế mở một phần, đối xứng với mặt số phụ chỉ giờ và phút ở góc trên bên phải. Mặt số được làm bằng vàng mạ bạc trắng, có các kim nhuộm xanh được hoàn thiện và cân bằng thủ công. Mẫu đồng hồ có đường kính 41,4mm sở hữu cơ cấu chuyển động nội bộ gồm có 190 bộ phận này có mức năng lượng dự trữ kéo dài 54 giờ khi được lên dây hết. Trong nhiều tính năng thuộc về đồng hồ cao cấp Signature 1 hẳn phải kể đến lò xo cân bằng với đường cong Phillips, các mặt nghiêng được đánh bóng và phủ PVD đen trên phiến chính; họa tiết Côtes de Genève trên các cầu bằng bạc nickel và họa tiết tạo hạt tròn trên cầu của trống; cầu phẳng bằng thép đánh bóng màu đen của bánh răng cân bằng. Đồng hồ Signature 1 đi kèm với dây da cá sấu khâu tay, khóa gập mang logo Greubel Forsey được chạm khắc thủ công.

0 comments:

Post a Comment