Friday, December 28, 2012

Biến hàng VNXK Giả Thành Xịn Với 500 Đồng

Hàng VNXK hiện nay rất được ưa chuộng nên nhiều người bán đã lợi dụng đó để trộn hàng Trung Quốc, hàng kém chất lượng gắn mác VNXK và bán với giá của hàng thật.


Nếu bạn là tín đồ của hàng Việt Nam xuất khẩu (VNXK) thì không thể bỏ qua bài viết này. Hiện nay, rất nhiều hàng nhái, hàng lên, hàng TQ được gắn thêm mác Made in Vietnam và được rao là hàng VNXK chính gốc. Chất lượng các sản phẩm này rất kém nhưng giá thành lại không rẻ. Điều này cũng xảy ra tương tự với hàng Made in Cambodia.
Khi phóng viên đưa ra chiếc tem của một trong những hãng quần áo “Made in Vietnam” nổi tiếng và ngỏ ý muốn đặt in với số lượng lớn, cửa hàng Sơn T đồng ý làm ngay với giá 500 đồng/chiếc. 
Chị T tiết lộ: Đa số hàng Việt Nam xuất khẩu, kể cả các thương hiệu nổi tiếng như Chanel, Be be, D&G, Gucci, Levi’s,… nhà chị đều gắn mác hết.

Những cửa hàng
Những cửa hàng "Made in Vietnam" luôn thu hút rất đông sự quan tâm của người tiêu dùng. Ảnh: VTC News.

Vừa chớm đông, với tâm lý “ưu tiên dùng hàng Việt” đang thay thế thói quen “sính ngoại” của nhiều người dân đã khiến chuỗi cửa hàng "Made in Vietnam" tấp nập người mua. Tuy nhiên, liệu hàng "Made in Vietnam" đang bày bán rộng rãi trên thị trường có đảm bảo là hàng “xịn” 100% hay tràn lan hàng nhái?.

Hàng “Made in Vietnam” được sản xuất tràn lan tại... Cổ Nhuế

Từ lâu, làng Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội) vốn được mệnh danh là “lò” sản xuất hàng quần áo đại trà theo giá chợ. Hiện nhiều cơ sở tư nhân gia công “mọc lên như nấm” tại đây. Vừa về tới đầu làng Cổ Nhuế, chỉ cần hỏi mua quần áo, chúng tôi đã được giới thiệu đến 5,7 địa chỉ được tiếng là đáng tin cậy trong giới buôn bán, kinh doanh trong lĩnh vực này.

Chị D, chủ một cơ sở may mặc, tiết lộ: Mỗi ngày chị nhập lên chợ Đồng Xuân hàng trăm chiếc áo khoác nữ với giá 120.000 đồng/chiếc. Từ chợ Đồng Xuân, mặt hàng này lại được phân phối đến hệ thống các cửa hàng thời trang nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội và nhiều tỉnh thành lân cận khác.

Tận mắt ngắm những chiếc áo được may tại xưởng nhà chị D, ít ai nhận ra nó được sản xuất từ những cơ sở may mặc không danh tiếng bởi đường kim mũi chỉ được trau chuốt khá kỹ. Tem, mác được gắn chỉn chu, cẩn thận... Mỗi chiếc áo đều có 2 loại tem: Một tem vải được gắn ở cổ áo và một tem giấy đính kèm lơ lửng đề chữ “Made in Vietnam”. Với những chiếc tem này, chiếc áo hoàn toàn có thể trà trộn vào hàng loạt các đại lý thời trang có thương hiệu “Made in Vietnam” đang phát triển rộng rãi trên thị trường.


Các cơ sở sản xuất ở Cổ Nhuế cho biết, họ đi lấy vải ở chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm, HN) sau đó về thuê công nhân may. Còn tem, nhãn mác “mua của người ta làm sẵn, chứ không phải do cơ sở tự làm”. Theo chị D., các chủ cửa hàng quần áo có thể tới các cửa hàng phụ liệu may mặc để tìm kiếm bất kỳ nhãn, mác nào ưng ý theo mục đích kinh doanh. “Có rất nhiều loại để lựa chọn, nhãn mác nào cũng có kể cả Made in Vietnam", chị D. nói.

Một chủ buôn bán, sản xuất quần áo khác cũng thừa nhận: “Thị trường bây giờ vô cùng lắm... Người tiêu dùng (NTD) phải khôn ngoan mới có thể đánh giá”. Trước câu hỏi của chúng tôi: “Hàng nhái giống hàng thật bao nhiêu %?”, chủ buôn quần áo này cười: “Không có công thức hay định nghĩa nào để phân biệt. Quan trọng là người ta bán ở vị trí nào”. Theo đó, với những địa điểm có vị trí đẹp, cơ sở vật chất tốt, trang thiết bị đầy đủ càng tạo điều kiện để “đánh bóng” thương hiệu và là “tấm màn che” để trà trộn hàng giả, hàng nhái tinh vi mà NTD ít ngờ tới.

 Biến hàng VNXK Giả Thành Xịn Với 500 Đồng
Khi khách hàng thắc mắc, tại sao trong cùng một cửa hàng "Made in Vietnam", lại có những chiếc áo có mác vải đề "Made in Cambodia", bà chủ lập tức trấn an: Vẫn là hàng sản xuất tại Việt Nam nhưng vì xuất khẩu sang nước ngoài nên đề chữ “made in” ở nước đó. Ảnh: VTC News.
Chị Nguyễn Thị H, chủ cửa hàng thời trang “Made in Vietnam” trên đường Trương Định (Hai Bà Trưng, HN) cũng tiết lộ: Có nhiều cửa hàng đề biển Made in Vietnam nhưng bán lẫn cả hàng lấy từ Trung Quốc. Để NTD có thể phát hiện sự gian dối này, chị Hoa “mách": Nhãn mác hàng Trung Quốc chỉ "bắn" nguyên trên giấy chứ không có mác vải in trên cổ áo hoặc nếu có, khi nhìn kỹ, đường may thực chất là bị cắt ra (cắt mác “Made in China” đi, rồi gắn mác “Made in Vietnam” vào - pv).

Qua khảo sát của phóng viên VTC News, một số cửa hàng gắn biển “Made in Vietnam” tại Cổ Nhuế hay ngay cả trên phố Bạch Mai, chùa Bộc… vẫn bán tràn lan nhiều quần áo đính kèm mác vải ghi chữ “Made in cambodia”, “Made in Italy”. Khi thắc mắc về vấn đề này, chị Cương, chủ cửa hàng ở Cổ Nhuế trấn an NTD bằng cách khẳng định: Đó vẫn là hàng Việt Nam nhưng vì xuất khẩu sang nước ngoài nên đề chữ “Made in” ở nước đó (?!).

Công nghệ "hô biến" hàng rởm thành hàng xịn

Theo lời giới thiệu của một chủ cửa hàng phụ liệu may mặc trên đường Cổ Nhuế, chúng tôi tìm đến “tổng hành dinh” của tem, nhãn mác trên phố Hàng Bồ (Hoàn Kiếm, HN). Đầu giờ chiều, không khí mua bán tại đây khá nhộn nhịp, đông đúc. Không chỉ được biết đến với việc cung cấp phụ liệu may mặc, khu phố này còn nổi tiếng chuyên sản xuất, cung ứng bất cứ loại hàng tem, nhãn mác nào trên mọi chất liệu từ vải cho đến giấy.

Hàng Bồ (Hoàn Kiếm, HN) được mệnh danh là nơi có thể hô biến
Hàng Bồ (Hoàn Kiếm, HN) được mệnh danh là nơi có thể hô biến "hàng giả" thành "hàng thật" nhờ công nghệ in nhãn, mác khéo léo, tinh vi. Ảnh: VTC News.
Tại cửa hàng nhận in và dệt nhãn mác Khánh T., đầu phố Hàng Bồ, hai bà chủ luôn tay, luôn miệng tiếp đón khách ra vào, chốc chốc lại trả lời những cuộc điện thoại với nội dung thông báo đơn giản như “hàng về rồi em nhé” hoặc “làm xong nhãn, mác đó rồi”.

Tùy vào từng chất liệu và loại nhãn mác mà giá cả tại đây có sự khác nhau. Với tem, mác bình thường, không có thương hiệu như anh Thắng (chủ cơ sở may mặc ở T.H) đang chọn mua có giá rất mềm: 200 đồng/chiếc. Một số các nhãn mác thông dụng khác được bán với giá phổ biến 400 đồng/chiếc.

Khi khách hàng hỏi về tem, mác hàng “Made in Vietnam”, bà chủ không cần ngẩng mặt lên, nhanh nhẹn đưa tay chỉ về phía kệ hàng dưới cùng. Những bọc giấy in rõ ràng, sắc nét với dòng chữ “Made in Vietnam” được bán với giá 32.000 đồng cho một bộ 200 chiếc. Tuy nhiên, những chiếc mác giấy này thường được cách điệu đi, khác một chút so với các nhãn, mác thật của các doanh nghiệp nổi tiếng ngoài thị trường. Mác có thể là màu xanh, viết bằng tiếng Anh, in chìm hình tháp rùa lung linh trên mặt nước hoặc giống hệt về màu sắc với 3 gam chủ đạo: đen – đỏ và trắng, tuy nhiên thêm một số thông tin về cửa hàng cùng số điện thoại. Một số khác, bên cạnh chữ “Made in Vietnam” còn đề thêm “Hàng Việt Nam chất lượng cao” hoặc dòng chữ “New Fashion”, “Costumel quality”,…

Để tạo ra một chiếc mác giả
Để tạo ra một chiếc mác giả "Made in Vietnam" rất đơn giản, sau 5 ngày lấy hàng và chỉ mất khoảng 500 đồng/chiếc. Ảnh: VTC News.

Khi chúng tôi đưa ra chiếc tem của một trong những hãng quần áo “Made in Vietnam” nổi tiếng - Việt Brothers, và ngỏ ý muốn đặt in với số lượng lớn, cửa hàng Sơn T. (phố Hàng Bồ) đồng ý làm ngay với giá 500 đồng/chiếc. Sau 5 ngày đặt sẽ được lấy, đảm bảo hàng giống y như thật.

Chị T. - chủ hàng tiết lộ: Đa số hàng Việt Nam xuất khẩu, kể cả các thương hiệu nổi tiếng như Chanel, Be be, D&G, Gucci, Levi’s,… cơ sở nhà chị đều gắn mác hết.

“Khách hàng thích cái gì, nhãn mác nào, chúng tôi đều làm được, đúng y 100%, nguyên tem nguyên mẫu kể cả chất giấy, chỉ giá thành có khác nhau, phụ thuộc làm nhiều hay ít ", chị T. khẳng định. Để biến hàng kém chất lượng thành hàng hiệu đích thực, không ít các cửa hàng đã phải nhờ cậy đến công nghệ in ấn này.

Mác vải gắn sau cổ áo đề chữ
Mác vải gắn sau cổ áo đề chữ "Made in Vietnam" được cuộn tròn, bán với giá rẻ 40.000 đồng/ 500 chiếc. Ảnh: VTC News.
Muốn đặt in mác theo bất kỳ thương hiệu nổi tiếng nào, khách hàng chỉ cần đưa mẫu nhãn, mác đó đến cửa hàng, nhìn vào chất liệu giấy, chủ tiệm sẽ báo giá sau. “Nếu khách hàng đã thiết kế được trên bản mềm thì cửa hàng sẽ bớt được một khâu, làm nhanh hơn, chỉ phải xem lại mẫu… “, một chủ cửa hàng tại Hàng Bồ nói.

Khi băn khoăn về chất lượng và khả năng “giống y như thật” của những nhãn, mác đặt hàng này, chủ cửa hàng này khẳng định: “Bình thường vẫn làm được mẫu thật 100%, mẫu khó, giấy cứng vẫn làm được như thật, chỉ có chất giấy loang lổ làm không được thôi”.
Để đồng bộ và khiến người mua tin tưởng, nhiều cơ sở kinh doanh quần áo buộc phải đính kèm cả mác vải vào phía sau cổ, gáy áo. Tại Hàng Bồ, các cuộn mác vải được cuộn tròn, xếp đầy ắp trong các tủ kính, để có một cuộn 500 chiếc mác vải “Made in Vietnam”, người mua chỉ phải bỏ ra số tiền khá ưu đãi: 40.000 đồng.

Ma trận nhãn, mác giả
Ma trận nhãn, mác giả "Made in Vietnam" đang tràn ngập thị trường quần áo hiện nay. Ảnh:VTC News.
Nếu như cách đây 3, 4 năm, hàng “Made in Vietnam” có chất lượng rất tốt, hoàn toàn do nước ngoài đặt và xuất khẩu. Những mặt hàng lỗi mốt hoặc sai sót về kỹ thuật được trả về hoặc tồn đọng lại mới được xuất bán ở thị trường Việt Nam.Tuy nhiên, gần đây, khi Nhà nước phát động phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, với giá cả hợp lý, nhiều người dân đổ xô đi săn lùng hàng nội và thương hiệu “Made in Vietnam” nhanh chóng phát triển, được nhiều người biết tới. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, nhiều hàng nhái, hàng giả “Made in Vietnam” vẫn “đội lốt” nhãn mác này để “ăn nên làm ra”. Việc phân biệt là rất khó khăn, nhiều NTD đành “bó tay” trước ma trận hàng giả khéo léo và tinh vi mà chỉ “dân trong nghề” mới biết.

Nhân viên tư vấn của 1080, sau khi search tìm định nghĩa về hàng “Made in Vietnam” chỉ có thể khẳng định rằng: Đó là hàng cao cấp, hàng đẹp, hoàn toàn do nước ngoài đặt và Việt Nam sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu. Có nhiều hãng khác nhau tham gia sản xuất mặt hàng này như Công ty may Việt Tiến, Thăng Long, Việt Brothers, chứ không phải của riêng một đơn vị nào đứng ra đăng kí thương hiệu độc quyền.

Trừ chất giấy loang lổ, còn tất cả các nhãn mác thương hiệu nổi tiếng như Chanel, Be be, D&G, Guici, Levi’s ... đều có thể làm được.
Trừ chất giấy loang lổ, còn tất cả các nhãn mác thương hiệu nổi tiếng như Chanel, Be be, D&G, Guici, Levi’s ... đều có thể làm được. Ảnh: VTC News
Với tư cách như một người tiêu dùng ưa hàng Việt, nhân viên này cũng bày tỏ sự bức xúc trước tình trạng thật – giả hiện nay. “Trước đây, vào cửa hàng “Made in Vietnam”, hàng nào cũng thấy đẹp nhưng giờ lẫn lộn rất nhiều. Khách hàng phải mua theo cảm tính, sờ chất vải tốt, mẫu mã đẹp, mình chấp nhận được và coi là hàng “Made in Vietnam” thôi, chứ còn bảo hàng đấy có phải hàng đồ cao cấp, để xuất khẩu hay không thì khó lắm!”.
Nguồn: VTCNews

Thế Nào Là Hàng "Made In Cambodia"?

Hiện nay có rất nhiều áo sơ mi nam các nhãn hiệu như Abercrombie & Fitch, Hollister, American Eagle mang tag "Made in Cambodia". Ngoài ra, quần jean Levi's Made in Cambodia cũng được bán giá cao hơn các quần khác (hơn 500k/quần). Bài viết này sẽ giúp bạn biết nguồn hàng Cambodia này từ đâu và chất lượng như thế nào. Tuy nhiên, bài viết đã cũ nên cũng sẽ có một số thông tin bị sai lệch so với hiện tại.

Các loại hàng hiệu được đưa về từ Campuchia với ưu điểm đa dạng mẫu mã, nhãn hiệu, giá lại không quá cao, đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng, nhất là giới trẻ.


Cứ nửa tháng một lần, Hoàng Thắng (ngụ tại quận 3 – TPHCM) lại ghé các cửa hàng thời trang khu vực đường Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Đình Chiểu... xem có gì mới. Anh cho biết đã qua thời hàng hiệu si – đa, nay nhiều người chuyển sang “săn” hàng hiệu từ Campuchia chuyển về. Bởi vậy, trong giới săn hàng hiệu mới có câu: “Hết thời si – đa, lên đời Campuchia ”.

Nhiều nhãn hiệu nổi tiếng

Theo giải thích của nhiều người kinh doanh thời trang: Hàng si-đa hết thời vì mẫu mã không còn đa dạng như nhiều năm trước; nhu cầu của khách hàng cũng đã nâng cao nên không thích dùng hàng second – hand nữa.

Thế Nào Là Hàng "Made In Cambodia"?

Trong khi đó hàng Campuchia là những hàng mới 100% lại hợp mốt nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Giới trẻ là đối tượng mê hàng Campuchia nhất. Chị Lưu Bích Hằng (ngụ ở quận 7 – TPHCM) cho biết: Thích nhất là có thể tìm mua được rất nhiều nhãn hiệu khác nhau như Gap, Guess, DKNY, CK, D&G, Tommy, Nautica... Giới trẻ chuộng những nhãn hiệu mới, còn những người trung niên lại thích mặc phom quần lưng vừa, ống suôn của những nhãn hiệu cổ điển như Lee, Wrangler...

Theo một số người am hiểu về hàng Campuchia, phần lớn các loại hàng hiệu được tung ra thị trường Campuchia đều là hàng bị lỗi về kỹ thuật. Các chủ hàng VN đều đánh hàng trực tiếp từ biên giới, nhưng cũng có nhiều người qua tận Phnôm Pênh đánh hàng để có được giá rẻ hơn.

Nhìn chung, giá hàng lấy từ Campuchia chỉ khoảng 70% so với giá bán tại VN. Trong các mặt hàng, quần áo trẻ em có giá gốc rẻ nhất vì giá bán tính theo đơn vị là 100 cái. Có những loại áo thun trẻ em mẫu mã giống áo thun cá sấu của người lớn, giá gốc chỉ khoảng 1,2 triệu – 1,5 triệu đồng/100 cái nhưng về Việt Nam giá bán lẻ lên tới 50.000 đồng/cái.

Chị Hương – chủ cửa hàng Thanh Bình (đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3) kể: Không chỉ tạo cơn sốt ở TPHCM mà rất nhiều chủ hàng từ Hà Nội và Hải Phòng, Đà Nẵng cũng vào TPHCM để mua hàng rồi chuyển ra bán tại địa phương. Có những người vì quá mê hàng hiệu “Campuchia” nên đã chủ động vào TPHCM để tìm hàng độc như chị Huỳnh Thu Huệ (ngụ ở Hải Phòng) cứ 3 tháng một lần lại đến các cửa hàng quen thuộc ở Saigon Square (quận 1 – TPHCM) để “đóng” hàng chục bộ vía cho mình.

Có thể sưu tầm trọn bộ

Nét riêng của các điểm bán hàng Campuchia là không bài trí lòe loẹt, kiểu cách, mà hàng hóa thường được xếp theo kiện. Vì vậy, muốn mua hàng ưng ý, khách phải chịu khó chọn lựa. Theo chủ shop Băng (đường Bà Huyện Thanh Quan, quận 3): Hàng Campuchia nhiều nhất vẫn là các loại quần jean, kaki, áo thun, áo sơ mi và các trang phục mặc ở nhà (cho cả nam - nữ) và một số loại bóp, túi xách, nón... Nhiều khách hàng thích chọn nguyên bộ từ nón, trang phục đến túi xách cùng một nhãn hiệu. Thời trang dành cho trẻ em cũng rất phong phú nhưng nhiều nhất vẫn là hàng mang nhãn hiệu Gap, Greendog...

Một yếu tố khác khiến hàng Campuchia hút khách là phom quần áo theo chuẩn quốc tế với các số đo rất chính xác, chất liệu đa dạng, kiểu dáng phong phú. Chỉ riêng mặt hàng quần jean cũng đã có đủ loại như vải jean truyền thống, jean sớ, jean sọc, jean bố, jean mài (nhìn như quần cũ)... Riêng áo sơ mi, chủ yếu là vải ka-tê xô với nhiều hoa văn, sọc ca rô... trang trí thêm các đường viền ở cổ, tay áo... rất bắt mắt.
Sản phẩm tag "Made in Cambodia" giờ có rất nhiều hàng giả, thường là do các xưởng ở VN gia công rồi gắn tag Made in Cambodia vào. Giá thành vì vậy cũng sẽ rất rẻ, như áo sơ mi nam khoảng 130 - 140k/áo (giá ở Saigon Square, Taka Plaza) và 90 - 110k/áo (giá bán online). Bất kì sản phẩm nào cũng có thể gắn tag Made in Vietnam hoặc Made in Cambodia rất dễ dàng.


Những kiểu “độc” cũng khiến khách hàng mê mẩn như áo kiểu nữ chỉ là một mảnh vải gấp đôi, khoét cổ rồi may thêm đường nối bên sườn; hay mỗi áo có họa tiết là một bức tranh thu nhỏ hoặc được kết đá, phụ liệu; áo thun dệt theo hình ống (không có đường nối giữa sườn trước và sườn sau)... Giá nhìn chung không quá cao.
Quần jean từ 200.000 – 250.000 đồng/quần, áo sơ mi từ 100.000 - 150.000 đồng/áo, trang phục trẻ em khoảng 100.000 đồng/bộ; nón, bóp, túi xách... giá từ 80.000 – 150.000 đồng/sản phẩm...

Hàng Campuchia mỗi loại chỉ có vài chục cái và không đủ kích cỡ nên ít lo... đụng hàng. Tuy nhiên, cũng vì là hàng bị lỗi nên khi mua, khách hàng phải chọn lựa kỹ.

Sưu tầm.